MODAL VERBS TRONG ANH VĂN PHÁP LÝ - TOLES
Với dân học Luật nói chung và Luật sư nói riêng, cũng đã biết rằng có nhiều cách khác nhau để diễn đạt nghĩa vụ bằng tiếng Anh pháp lý. Các nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật có thể có nội dung cấm một số hành động nhất định, có thể trao quyền hoặc tạo ra nghĩa vụ, có thể cho phép hoặc không cho phép một số hành động nhất định. Vì vậy để dễ nhớ, chúng ta tạm thời phân ra bốn loại như sau: ủy quyền, nghĩa vụ, cấm và cho phép, và thể hiện rõ nét nhất thông qua việc sử dụng các động từ khiếm khuyết “Modal verbs”.
Modal Verbs xuất hiện trong hợp đồng được sử dụng để thể hiện một nghĩa vụ hoặc một dự đoán, hoặc có thể thể hiện sự cho phép hoặc khả năng trong khi phải thể hiện nghĩa vụ. Với hình ảnh đi kèm bài có một số từ “ May/Might”, “Have to/Must”, “Can/Could”, “ Should/Ought to” và nghĩa của các từ ở bên dưới, mình nghĩ các bạn hiểu và không giải thích thêm nhiều.
Harvey&Morris nêu ra một số ví dụ về Shall (một từ cũng thường thấy trong Hợp đồng) để các bạn nắm thêm như sau:
“The Representative shall not be entitled to enter into any contract or obligation on behalf of the Company without the express written consent of the Company being first obtained” - Người đại diện sẽ không có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng hoặc nghĩa vụ nào thay mặt Công ty mà không có sự đồng ý rõ ràng bằng văn bản của Công ty…
“The distributor shall pay commission on a quarterly basis…” - Nhà phân phối phải trả hoa hồng hàng quý…
Theo các ví dụ trên, cho thấy Shall là từ được sử dụng để áp đặt nghĩa vụ đối với chủ thể của câu. Và trong Hợp đồng, nó truyền đạt ý nghĩa “có nghĩa vụ”. Do đó, để tránh sử dụng phương thức bắt buộc, các Luật sư thường có xu hướng dùng Will, mang tính chất “hứa hẹn” hơn so với Shall.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về Modal Verbs và sử dụng, soạn thảo trong Hợp đồng một cách phù hợp hơn